Mỗi lần nghĩ về những ngày sinh viên xa xôi ấy, bất kỳ ai trong số chúng tôi đều mỉn cười trong sáng như nhớ về một mối tình đầu với cảm xúc trào dâng đượm nỗi buồn lâng lâng khó tả. Th ành phố Baku và những người thày, người bạn Azerbaijan đã cho chúng tôi biết bao điều tốt đẹp. Trong những điều tốt đẹp ấy, có lẽ tình người vẫn là điều quý giá nhất.
Có rất nhiều câu chuyện cảm động, những kỷ niệm không thể nào quên. Trong đó có một vài câu chuyện mà tôi xin kể lại dưới đây, đã hơn 40 năm trôi qua kể từ những ngày ấy.
Từ “kẻ ăn trộm táo” bỗng trở thành khách quý. Đó là câu chuyện của thời sinh viên Đại học Quốc gia Azerbaijan. Mùa hè năm 1974 lớp sinh viên địa chất năm thứ tư chúng tôi đi thực tập để chuẩn bị luận án tốt nghiệp tại vùng núi Kap-kaz, gần thành phố Zakataly, Tây Bắc Azerbaijan.
Một lúc hoàng hôn, sau bữa cơm tối chúng tôi đi dạo quanh một thành phố nhỏ miền sơn cước của Kapkaz. Đến một khu vườn táo xum xuê nhưng không hề thấy có hàng rào bảo vệ. Nghĩ đây là khu vườn vô chủ nên cả bọn leo lên những cây táo, vừa hái những quả táo chín mọng để thưởng thức vừa cười nói râm ran, cứ như ở khu vườn nhà mình.
Bỗng dưng có tiếng phụ nữ la ó bằng tiếng Azerbaijan. Không ai hiểu bà nói gì, nhưng cả bạn tôi đều nhận ra là có chuyện không lành. Tiếp theo là những tiếng hô hoán của đàn ông. Chúng tôi vội trèo xuống và tìm bụi cây để ẩn nấp. Tôi vội chui vào bụi cây gai và bị xây xước. Mặc dù chân tay rớm máu nhưng vẫn cố chịu và giữ im lăng. Khoảnh khắc thật kinh hoàng.
Đám thanh niên địa phương bắt đầu lùng sục, tìm kiếm...Biết là không thể thoát nên tôi đành phải ra đầu thú. Một người đàn ông trung niên vạm vỡ với râu quai nón và tay cầm cây gậy hỏi tôi với giọng rất nghiêm khắc: “Anh từ đâu đến? Sao lại hái táo mà không xin phép?”.
Tôi nói rằng chúng tôi là người Việt Nam, đang học tại Đại học Quốc gia Azerbaijan, đến khu vực mỏ đa kim loại Katech để thực tập tốt nghiệp. Chúng tôi xin chân thành nhận lỗi, mong được tha thứ vì nghĩ rằng đây là vườn táo thiên nhiên vô chủ”.
Người đàn ông quay lại giải thích bằng tiếng địa phương với đám đông. Tôi cũng nghe được hai từ Azerbaijan “Vyetnam tələbələr”.
Sắc mặt của những người dân đột nhiên thay đổi. Rồi có tiếng nói từ phía họ: Viet Nam anh hùng! Việt Nam cừ khôi lắm! (Вьетнам герой! Вьетнам Молодец!). Cả bọn tôi thở phào nhẹ nhõm. Th ế là từ những kẻ ăn trộm táo, bỗng dưng trở thành người cừ khôi.
Chúng tôi được mời vào nhà, được mời trà đặc sản, bánh ngọt, và cả những trái táo từ khu vườn đó nữa(!). Những người hàng xóm kéo đến mỗi lúc một đông thêm. Chúng tôi nói chuyện râm ran. Những người dân nơi đây quan tâm về việc học tập, về cảm tưởng của chúng tôi khi xa quê hương Việt Nam đang trong chiến tranh ác liệt... Th ế rồi chủ nhà đem ra một nhạc cụ truyền thống là cây đàn dây và hát mấy bài dân ca cho chúng tôi nghe. Có thể nói, trong bối cảnh như vậy, tôi thực sự thấy những giai điệu dân ca Azerbaijan tuyệt diệu biết bao!
Điều làm tôi ấn tượng mãi và cho đến tận bây giờ là tại một vùng núi hẻo lánh của Azerbaijan mà người dân bình thường lại biết và yêu quý đất nước chúng tôi đến như vậy. Họ đã đối xử với chúng tôi bằng tình cảm khoan dung và thân thiện . Chắc chắn đó cũng là một tính cách của con người Azerbaijan.
Như một sự tri ân. Vào những dịp nghỉ hè, anh em sinh viên Việt Nam thường tổ chức đi lao động trên các công trường xây dựng. Th ế rồi vào một buổi trưa tháng 8 năm 1974, đám sinh viên Việt Nam đang ngồi nghỉ sau dãy thùng phi chứa nhựa rải đường tại công trường thì bất ngờ một chiếc xe tải lao chỗ họ. Th ế là đã xảy ra tai nạn và 4 lưu học sinh Việt Nam bị thương, đó là là Kỳ, Th ái, Hợp (sinh viên năm thứ 2) và Quang (sinh viên năm thứ 4), Đại học Quốc gia Azerbaijan.
Chuyện là một người là chủ xe ô tô đã để cả xe lẫn chìa khóa xe và bỏ đi chỗ khác. Còn người kia thì thấy vậy leo lên xe và tập lái mặc dù chưa có bằng. Hai người Azerbaijan này có thể phải chịu những hình phạt không nhẹ. Mấy ngày sau sự cố đó họ gặp Ban lãnh đạo cựu lưu học sinh đề nghị có ý kiến xin được miễn giảm hình phạt vì đó là hành vi không cố ý.
Tôi đại diện cho lãnh đạo dơn vị lưu học sinh đã trực tiếp gặp ông Ibrahimov, Chánh án Tòa án Tối cao Cộng hòa Azerbaijan, đồng thời là Chủ tịch Hội Hữu nghị Azerbaijan – Việt Nam thời gian đó.
Lần đầu tiên tôi đến một cơ quan công quyền cấp Trung ương của Cộng hòa Xô viết Azerbaijan. Không khí rất trang nghiêm. Ngài Ibragimov ân cần tiếp đón và trao đổi thân mật với tôi, hỏi han tình hình cuộc sống và học tập của sinh viên Việt Nam, hỏi thăm tình hình chiến sự ở miền Nam Việt Nam. Tôi cảm nhận về ông là một con người rất thân thiện, chan hòa và nồng ấm, mặc dù ông là một vị lãnh đạo cấp cao của CH Azerbaijan. Tôi nói rằng, mọi điều đều rất tốt. Từ chuyện học tập đến cuộc số ng, chúng tôi đều được các thày cô giáo, nhà trường quan tâm chu đáo như và thậm chí còn hơn cả các bạn Azerbaijan.
Tận dụng cơ hội khi ông hỏi tôi rằng có đề đạt nguyện vọng gì với ông không, tôi đã kể cho ông về sự cố nêu trên. Tôi nói, thay mặt các học sinh Việt Nam và như một nghĩa cử tri ân với những người bạn Azerbaijan, tôi xin Tòa án xem xét tha tội cho họ.
Ông Chánh tòa suy nghĩ một lát, rồi bấm điện thoại nội bộ yêu cầu mang hồ sơ và báo cáo trực tiếp ngay lập tức về sự cố đó. Sau khi nghe báo cáo, ông quay lại nói với tôi: “Một khi các bạn Việt Nam là người bị hại mà không những không đòi hỏi bồi thường, lại còn xin tha cho hai người đồng bào của tôi, thì tôi biết làm thế nào đây?”. Rồi ông cười rất đôn hậu và nói: “Anh về nói với tất cả các bạn Việt Nam là tôi đánh giá cao tình cảm và lòng vị tha của các bạn. Tòa sẽ áp dụng tình tiết giảm nhẹ cao nhất có thể khi xem xét vụ án”.
Sau này, chúng tôi được biết, cả hai người đó đều được miễn tội. Chưa đầy một năm sau, vào tháng 5 năm 1975 chúng tôi được gặp lại ông Ibragimov với tư cách là khách danh dự của Lễ mừng ngày chiến thắng và thống nhất đất nước Việt Nam. Các bạn Việt Nam quây quần bên ông nói chuyện rất hào hứng trong niềm vui của Ngày Chiến thắng.
Tôi viết những dòng này với mong ước rằng ông Ibrahimov cũng như tất cả những người bạn Azerbaijan được nhắc tới trong hai mẩu chuyện vừa kể vẫn còn mạnh khỏe và chúng tôi có thể gặp họ một ngày không xa ở Việt Nam hay là ở Azerbaijan.
Với sự thành lập Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam từ năm 2013, đã có biết bao sự kiện trọng đại đã diễn ra, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước. Một trong những yếu tố làm nên nền tảng vững chắc của mối quan hệ giữa đó chính là sự tương đồng về văn hóa và những giá trị đạo đức truyền thống như lòng biết ơn, chủ nghĩa khoan dung, nghĩa hiệp của người dân hai nước chúng ta. Câu chuyện nho nhỏ tôi đã kể cũng là sự minh chứng cho điều đó.
- Εισέλθετε στο σύστημα για να υποβάλετε σχόλια