ông Hikmat HAJIYEV,
Trợ lý Tổng thống, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại
Văn phòng Tổng thống Ông hòa A-déc-bai-gian
cho phiên bản tiếng Việt của tạp chí “Di sản”
Câu Hỏi:
Như đã biết, năm 2019 kỷ niệm 100 năm ngành ngoại giao của Cộng hòa A-déc-bai-gian Xin ông hãy chia sẻ suynghĩ của ông về những thành tựu của ngoại giao trong giai đoạn vừa qua và những thách thức A-déc-bai-gian đang gặp phải.
Trả lời:
Trước hết, tôi xin thông tin tới độc giả rằng vào ngày 9 tháng 7 năm 2019, lễ kỷ niệm 100 năm ngành ngoại giao của Cộng hòa A-déc-bai-gian đã được tổ chức long trọng tại A-déc-bai-gian.Với lịch sử Nhà nước và ngoại giao phong phú, vị trí chiến lược của A-déc-bai-gian ở khu vực Nam Cáp-cát và Con đường tơ lụa huyền thoại xác định vai trò quan trọng của nước tôi trong quan hệ quốc tế suốt một thời gian dài. Vào ngày 28 tháng 5 năm 1918, nước tôi đã tiếp nối truyền thống quốc gia của mình với việc thành lập Cộng hòa Dân chủ A-déc-bai-gian và theo đuổi chính sách đối ngoại tích cực từ ngày 28 tháng 5 năm 1918 đến ngày 28 tháng 4 năm 1920. Theo quan điểm của tôi, sự ham gia của phái đoàn A-déc-bai-gian Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Hòa bình Pa-ri năm 1919 và sự công nhận trên thực tế của Cộng hòa Dân chủ A-déc-bai-gian vào ngày 11 tháng 1 năm 1920, có thể được coi là một sự kiện rất trọng đại trong lịch sử ngoại giao của A-déc-bai-gian Việc khôi phục nền độc lập của Cộng hòa A-déc-bai-gian sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 là một trong những trang vinh quang nhất trong lịch sử ngoại giao quốc gia của chúng tôi. Sự trở lại nắm quyền vào năm 1993 của nhà lãnh tụ dân tộc Heydar Aliyev đã đưa việc xây dựng Nhà nướcA-déc-bai-gian lên một tầm cao mới. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, nhờ kết quả của chính sách sáng suốt của nhà lãnh đạo quốc gia của đất nước chúng tôi, Heydar Aliyev, một chiến lược chính sách đối ngoại đa dạng và cân bằng dựa trên truyền thống nhà nước phong phú và tình hình địa chính trị đã được định hình ở A-déc-bai-gian. Dưới sự lãnh đạo của NgàiIlham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa A-déc-bai-gian, người kế thừa
xứng đáng của nhà lãnh đạo quốc gia, chính sách đối ngoại này, dựa trên lợi ích quốc gia, đang được tiếp nối thành công, phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của A-déc-baigian và vị thế vững chắc trên trường quốc tế là những thành tựu của một chính sách đối ngoại thành công được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Ngài Ilham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa A-déc-baigian. Do đó, A-déc-bai-gian, một đất nước theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập thực chất, được cộng đồng quốc tế công nhận là một đối tác đáng tin cậy và có trách nhiệm. Thách thức chính mà ngoại giao của A-déc-bai-gian hiện nay phải đối mặt là chính sách bành trướng của Ác-mê-ni-a đối với đất nước chúng tôi. Như đã biết, do chính sách này, các lực lượng vũ trang của người Ác-mê-ni-a đã chiếm 20% lãnh thổ của A-déc-baigian, và do chính sách thanh lọc sắc tộc của Ác-mê-ni-a, hơn một triệu người đã trở thành người tị nạn và người tản cư. Bốn nghị quyết của Liên Hợp Quốc,cũng như các văn kiện của các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng, yêu cầu rút các lực lượng vũ trang của người Ác-mê-ni-a ngay lập tức, toàn diện và vô điều kiện khỏi vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của A-déc-bai-gian đã không được chính quyền Yerevan thực hiện. Về vấn đề này, tôi muốn đề cập rằng cuộc xung đột Na-gô-nô Ka-ra-bắc giữa Ác-mê-ni-a và A-déc-bai-gian chỉ nên được giải quyết trên cơ sở chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm biên giới đã được quốc tế công nhận của A-décbai- gian.
Câu Hỏi: Xin ông hãy chia sẻ về các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của A-déc-bai-gian? Trả lời: A-déc-bai-gian theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập dựa
trên lợi ích quốc gia. Chính sách đối ngoại hiện đại của A-déc-bai-gian nhằm mục đích thiết lập và phát triển mối quan hệ bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước trên thế giới, cũng như tối đa hóa việc sử dụng các mối quan hệ này để củng cố vị thế của đất nước chúng tôi trên trường quốc tế. Các ưu tiên của chính sách đối ngoại của A-déc-bai-gian ngày nay bao gồm tăng cường chủ quyền và độc lập của đất nước chúng tôi và vị thế trên trường quốc tế, khắc phục hậu quả của sự xâm lược quân sự của Ác-mê-ni-a đối với A-déc-bai-gian, cũng như, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn dựa trên sáng kiến và sự tham gia của A-déc-bai-gian ,phát triển mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước. Câu Hỏi: Xin ông hãy nêu quan điểm về mối quan hệ hiện có giữa A-déc-bai-gian và Việt Nam, và theo ông, những biện pháp nào nên được thực hiện để mở rộng mối quan hệ này?
Trả lời:
Tôi muốn nhấn mạnh rằng nền tảng của mối quan hệ giữa A-déc-bai-gian và Việt Nam được đặt nền móng bởi nhà lãnh đạo dân tộc A-déc-bai-gian Heydar Aliyev và Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm A-déc-bai-gian vào năm 1959. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có các cuộc họp với lãnh đạo của A-déc-bai-gian và tìm hiểu cơ sở hạ tầng dầu mỏ của nước tôi. Trong các cuộc thảo luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu sự giúp đỡ của phía A-déc-bai-gian trong việc thành lập ngành công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam sau chiến tranh. Đáp lại lời kêu gọi này, hàng ngàn chuyên gia người A-décbai- gian đã được gửi đến Việt Nam và đã đóng một vai trò không thể thiếu trong việc thiết lập cơ sở hạ tầng dầu mỏ của đất nước các bạn. Trong đó, tôi muốn nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia A-déc-bai-gian trong việc phát hiện mỏ dầu lớn nhất và khai thác cho đến bây giờ là mỏ dầu Bạch Hổ của Việt Nam và thành lập công ty dầu đầu tiên của Việt Nam là liên doanh Vietsovpetro. Nhiều chuyên gia của A-déc-bai-gian đã được trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý của Việt Nam. Năm 1983, lãnh tụ Heydar Aliyev, khi đó giữ chức vụ Phó Chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, làm trưởng phái đoàn chính thức thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm, Heydar Aliyev đã có các cuộc họp với lãnh đạo Việt Nam, tham dự một số sự kiện long trọng, bao gồm khai trương Nhà máy thủy điện Hòa Bình và Cầu Hữu Nghị. Tôi muốn nhấn mạnh vai trò của ngài Heydar Aliyev trong việc thúc đẩy hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Trong nhiệm kỳ làm Phó chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Heydar
Aliyev đã đích thân ký hàng trăm tài liệu về việc hỗ trợ này. Nhờ kết quả của các chuyến thăm nói trên, sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia A-déc-bai-gian và Việt Nam như được tiếp thêm xung lực mới. Hàng ngàn thanh niên Việt Nam đã được cung cấp cơ hội tiếp cận và hoàn thành chương trình học tại các trường đại học và trung học ở A-déc-bai-gian, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Tôi muốn nhấn mạnh rằng sự hợp tác giữa A-déc-bai-gian và Việt Nam trong lĩnh vực
giáo dục vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Tôi luôn vui khi nhớ lại hồi tôi còn đang giảng dạy một khóa chính sách đối ngoại tại Đại học ADA, sinh viên Việt Nam luôn nằm trong nhóm các sinh viên năng động nhất. Một mặt, hai nước có quan hệ hữu nghị mang tính lịch sử, mặt khác, Việt Nam là một đối tác quan trọng của A-déc-bai-gian tại Đông Nam Á. Việc mở Đại sứ quán Cộng hòa A-déc-bai-gian tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là một biểu hiện rõ ràng về sự coi trọng của Ngài Ilham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa A-déc-bai-gian về sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Cùng với sự phát triển cao độ của quan hệ chính trị, trong những năm gần đây, dựa trên lợi ích quốc gia, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang ngày càng sâu sắc hơn. Về vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm cấp nhà nước của Ngài Ilham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa A-déc-bai-gian tại Việt Nam vào ngày 18-19 tháng 5 năm 2014 và chuyến thăm chính thức của Ngài Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới A-déc-bai-gian vào ngày 13-15 tháng 5 năm 2015. Những chuyến thăm này đã mở ra một trang mới tronglịch sử quan hệ giữa hai nước và tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hợp tác song phương. Nhiều mối quan hệ được thiết lập trong khuôn khổ các chuyến thăm lẫn nhau của hai Ngài Tổng thống/ Chủ tịch nước, bao gồm cả cuộc gặp gỡ giữa Ngài Ilham Aliyev với các cựu sinh viên Việt Nam từng theo học tại các trường A-décbai- gian và cuộc họp của Ngài Trương Tấn Sang tại Ba-cu với các chuyên gia người A-déc-bai-gian từng làm việc tại Việt Nam, đã tạo ra một nền tảng vững chắc để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị lịch sử giữa hai dân tộc chúng ta, cũng như, mở rộng hợp tác trong toàn bộ mối quan hệ giữa hai nước. Đối thoại chính trị giữa A-déc-bai-gian và Việt Nam đã tăng cường đáng kể trong 6 năm qua, các chuyến thăm lẫn nhau cấp cao đã được thực hiện ở nhiều lĩnh vực, quan hệ giữa các đảng cầm quyền và nghị viện/quốc hội của cả hai nước đã được phát triển, cùng với đó, nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-A-déc-bai-gian tại Quốc hội Việt Nam và nhóm nghị sĩ A-déc-bai-gian-Việt Nam tại Nghị viện A-déc-bai-gian, Ủy ban liên chính phủ Việt Nam-A-décbai- gian về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và kỹ thuật , Hội hữu nghị Việt Nam-A-déc-bai-gian và Trung tâm nghiên cứu lịch sử và văn hóa của A-déc-bai-gian được thành lập. Các cơ quan trên đều có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững của các mối quan hệ giữa A-déc-bai-gian và Việt Nam. Tôi cho rằng hai nước có tiềm năng lớn để mở rộng hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực dầu khí, du lịch, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông và vận tải quốc tế. Theo ý kiến của tôi, để đưa mối quan hệ đến mức mong muốn ở các lĩnh vực nói trên, số lượng các hoạt động, bao gồm các diễn đàn kinh doanh, bàn tròn và thuyết trình, cũng như số lượng các chuyến thăm lẫn nhau ở các cấp độ khác nhau cần được tăng cường, và đó là nền tảng cần thiết để tạo lập kết nối trực tiếp giữa các cơ quan chính phủ có liên quan, các công ty tư nhân, giới kinh doanh và vùng miền của hai nước. Như tôi đã đề cập, việc thành lập Đại sứ quán A-déc-bai-gian tại Việt Nam là một dấu hiệu rõ ràng về quyết tâm của nước tôi để phát triển quan hệ với Việt Nam. Từ quan điểm này, tôi bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam sẽ mở đại sứ quán tại A-déc-bai-gian trong tương lai gần. Tôi tin tưởng rằng một bước đi như vậy sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện quan hệ giữa hai nước chúng ta. Câu Hỏi: Cuối cùng, ông có lời nhắn gì muốn gửi gắm tới bạn đọc tạp chí “Di sản’’ tại Việt Nam? Trả lời: Như tôi đã đề cập ở phần trước, tình bạn chân thành giữa Cộng hòa A-déc-bai-gian và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt nguồn từ ý chí của hai dân tộc chúng ta. Những mối quan hệ này đã được gây dựng trước khi A-déc-bai-gian khôi phục nền độc lập và hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Hàng ngàn cựu sinh viên Việt Nam taị các cơ sở giáo dục của A-déc-bai-gian đóng góp đáng kể cho sự thành công của Việt Nam hôm nay. Hàng trăm chuyên gia người A-déc-bai-gian đã tình nguyện tham gia các hoạt động khác nhau ở nhiều cấp độ và lĩnh vực khác nhau, đóng góp vào công cuộc tái thiết sau chiến tranh của Việt Nam. Dù đã qua một quãng thời gian dài, bầu không khí hữu nghị trong mối quan hệ giữa hai nước luôn được củng cố hàng ngày, là cơ sở của sự hợp tác toàn diện giữa A-déc-bai-gian và Việt Nam. Không còn nghi ngờ gì nữa, ngoại giao nhân dân cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển quan hệ giữa hai nước và tình hữu nghị giữa các dân tộc chúng ta dựa trên quá khứ lịch sử phong phú Trong những năm gần đây, cả hai bên đều nỗ lực tăng cường mối quan hệ thân thiện chân thành vun đắp bởi nhiều thế hệ của qua nhiều thập kỷ. Tôi tin rằng, trên cơ sở quyết tâm chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo cao cả hai nước và nỗ lực của nhiều cơ quan khác nhau, mối quan hệ hợp tác song phương nhiều mặt giữa A-déc-baigian và Việt Nam sẽ còn hơn nữa tăng cường và mối quan hệ giữa các dân tộc của chúng ta sẽ ngày càng sâu sắc.